Bạn có bao giờ gặp trường hợp chạy bộ bị chóng mặt, buồn nôn? Đừng quá lo lắng vì bài viết này của chúng tôi sẽ phân tích các nguyên nhân bị choáng khi chạy bộ và tìm cho bạn giải pháp.
Chạy bộ là môn thể thao đơn giản mà tất cả mọi người có thể áp dụng được. Tuy nhiên, có nhiều chạy bộ bị chóng mặt thật sự là do đâu? Liệu đây có phải là dấu hiệu của 1 căn bệnh? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Cũng giống như nhiều môn thể thao khác, chạy bộ là 1 trong những cách để cải thiện sức khỏe và vóc dáng. Đây là một bài tập tiêu hao năng lượng hiệu quả cho người muốn giảm cân. Xem thêm những cách giảm mỡ bụng để biết phương pháp tập luyện và dinh dưỡng hiệu quả nhé.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn đi chạy bộ mà lại cảm thấy buồn nôn?
Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn đi chạy bộ mà lại cảm thấy buồn nôn?
Nhiều người sẽ cho rằng, có thể do trước khi chạy bộ đã ăn gì đó. Sự thật là nếu trước khi bắt đầu chạy khoảng 30 phút mà bạn lại ăn gì đó, có khả năng thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa. Điều này có thể dẫn tới buồn nôn, chóng mặt. Tuy nhiên một bữa ăn nhẹ trước tập từ 60-90 phút thì hoàn toàn bình thường. Nếu như trong trường hợp bạn đã ăn trước khi chạy một thời gian hợp lý mà vẫn gặp tình trạng trên thì nguyên nhân có thể là gì?
Nguyên nhân và cách phòng ngừa chạy bộ bị chóng mặt
Bạn đã sẵn sàng chưa?
1. Mất nước
Chóng mặt khi chạy bộ hay chơi thể thao là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc cơ thể bị thiếu nước. Tùy thuộc vào từng thể trạng của từng người sẽ cần bổ sung 1 lượng nước phù hợp. Đối với ai chạy nhanh hơn 1.6km trong 8 phút. Thì cứ mỗi 20 phút sẽ cần bổ sung khoảng 200ml nước. Đối với những người chạy chậm hơn, hãy uống khoảng 140ml.
Đối với những ai chạy trên 90 phút, hãy dùng các loại nước uống thể thao để bù lại lượng khoáng chất bị mất. Bạn cần nhớ phải uống nước trước, trong và sau khi tập. Dấu hiệu cơ thể thiếu nước là nước tiểu có màu vàng đậm. Nước tiểu có màu vàng chanh chứng tỏ bạn đã uống đủ.
Đối với những ai thích chạy bộ ngoài trời mà lại ghét mang nước?
- Sử dụng đai lưng đựng chai nước
- Sử dụng chai nước chạy bộ
Bạn cần tuyệt đối cẩn thận khi chạy bộ ngoài trời nắng nóng nhé. Lúc này cơ thể rất dễ bị sốc nhiệt. Tốt nhất là hãy thoa kem chống nắng và dùng thêm khăn CoolFit.
2. Mất chất điện giải
Khi chạy bộ hay tập luyện, cơ thể sẽ sản sinh ra mồ hôi để cân bằng nhiệt độ cơ thể. Việc tiếu mồ hôi giúp bạn loại bỏ được nhiều độc tố ra bên ngoài, nhưng cũng đồng thời làm mất đi một lượng không nhỏ các chất điện giải như natri, kali. Sự suy giảm chất điện giải cũng dẫn đến hiện tượng chóng mặt, buồn nôn khi chạy bộ.
Nước là thứ thiết yếu nhất bạn phải bổ sung. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung điện giải bằng các loại thức uống thể thao. Gel Uống Bổ Sung Năng Lượng Huma Gel Plus sẽ giúp bạn bù đắp lượng điện giải bị thất thoát và cân bằng khả năng hấp thụ nước, cải thiện khả năng tập luyện.
3. Dị ứng thức uống thể thao
Thức uống thể thao là con dao 2 lưỡi. Bên cạnh việc tăng cường khả năng vận động thì nó cũng gây ra dị ứng ở một số người. Nhiều loại thức uống chứa quá nhiều đường sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như choáng váng, đau đầu khi chạy bộ.
Nếu đây là vấn đề của bạn, thì thay vì uống các loại pha sẵn, hãy tự pha cho mình một loại nước uống để hỗ trợ tập luyện theo công thức đơn giản sau.
- 400ml nước lọc
- 2 muỗng mật ong nguyên chất
- 1 ít muối
- 4 muỗng nước cốt chanh
Đối với Gel Uống Bổ Sung Năng Lượng Huma Gel Plus, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được thành phần của sản phẩm nên không lo xảy ra tình trạng di ứng. Thay vì những tên chất phức tạp, thành phần của gel Huma lại cực kì đơn giản và hoàn toàn tự nhiên, bao gồm nước dừa, muối biển và hạt chia.
4. Hạ đường huyết
Cường độ tập luyện nặng khiến nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể cạn kiệt và giảm xuống dưới mức cho phép, gây ra hiện tượng hạ đường huyết (nghĩa là hạ lượng đường trong máu). Hạ đường huyết thường có những biểu hiện như choáng váng, nhức đầu, buồn nôn, tay chân bủn rủn.
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Trước và sau tập nên bổ sung carbohydrate và protein để điều hòa lượng đường trong máu. Một loại gel năng lượng giúp bổ sung glycogen như Huma Gel Plus cũng là một lựa chọn phù hợp.
5. Chạy quá sức
Cơ thể mỗi người có giới hạn. Do đó, đừng bao giờ đi quá mức của nó. Chỉ nên cố gắng tới 1 mức nhất định mà thôi nhé. Nếu bạn là người mới, hãy bắt đầu một cách nhẹ nhàng và nâng dần mức độ của mình lên theo thời gian. Luôn lắng nghe tình trạng của bản thân thay vì cố chạy theo người khác.
Nếu cố sức quá mức, chắc chắn bạn sẽ dễ bị chóng mặt, thậm chí còn gặp nhiều sự cố nguy hiểm không mong muốn.
Một số lưu ý khác khi chạy bộ
- Luôn khởi động trước khi chạy: Khởi động không chỉ giúp làm nóng các cơ mà còn khiến nhịp tim, nhịp thở tăng dần lên thích nghi với trạng thái vận động. Dù bạn tập bất cứ bộ môn nào thì cũng không được quên bước quan trọng này.
- Tuyệt đối không được chạy xong đừng lại đột ngột: Đừng bỏ qua giai đoạn cool-down. Đây là giai đoạn giúp đưa nhịp tim của bạn từ cao trở về với mức bình thường (khoảng 60-80 nhịp/ phút). Để kết thúc buổi chạy, hãy chạy chậm lại và đi bộ 5-10 phút.
- Giãn cơ sau khi chạy: Bước này giúp bạn giảm đau nhức sau buổi tập, giúp cơ thể mau phục hồi. Hãy giãn cơ ở mức độ vừa phải, không cần giãn đến mức đau.
- Hít thở đều, tránh thở dốc.
- Khi uống nước, không được tu 1 hơi, hãy uống chậm.
- Bổ sung dinh dưỡng sau khi tập, hãy ăn nhiều protein hay uống Whey.
- Nếu sức khỏe yếu, để tránh bị choáng, bạn nên tăng đều tốc độ và quãng đường.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Không phải cứ tập càng nhiều thì hiệu quả càng cao. Bạn cần cho cơ thể một thời gian nghỉ ngơi để các cơ bắp kịp hồi phục.
- Ngoài chạy bộ, bạn có thể tập thêm một bộ môn khác giúp cải thiện sức khỏe và vóc dáng, đọc thêm nên tập gym hay yoga.
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn khắc phục được vấn đề chạy bộ bị chóng mặt. Nếu đã áp dụng hết các phương pháp trên mà tình trạng vẫn không được cải thiện, tốt nhất bạn nên đi khám để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bản thân, để biết xem cơ thể mình đã sẵn sàng cho việc tập luyện hay chưa.
BÌNH LUẬN